Logo

Phân biệt các loại mụn và cách trị mụn phù hợp hiệu quả

Đăng bởi Thiên Nhiên Việt vào lúc 16:58 - 05/12/2020

 

Cơ chế hình thành mụn

 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nên mụn đó là tuyến bã nhờn hoạt động mạnh cùng lớp tế bào chết trên da. Có thể kể đến 2 cơ chế hình thành mụn không viêm và mụn viêm như sau:

 

- Cơ chế hình thành mụn không viêm: Sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn cùng với tế bào chết, lớp bụi bẩn bám trên da gây nên tình trạng lỗ chân lông bít tắc, tạo nên những vết mụn không viêm

- Cơ chế hình thành mụn viêm: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông. Kết hợp cùng lớp bụi bẩn ngoài da nên vi khuẩn P.Acnes hoạt động mạnh. Để bảo vệ cơ thể, các tế bào bạch cầu được “cử đến” tiêu diệt vi khuẩn, gây nên phản ứng viêm, hình thành mụn viêm.


Tất cả các loại mụn đều bắt đầu từ tuyến bã nhờn hoạt động, tiết ra lượng dầu thừa. Kết hợp với tế bào chết hằng ngày và môi trường ô nhiễm tạo thành nút thắt ở lỗ chân lông. Sự tích tụ chất bẩn trong lỗ chân lông cùng với bên ngoài bề mặt da dần dần sinh ra các loại mụn như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn li ti.


Vi khuẩn P.Acnes sẽ phát triển mạnh trên môi trường lỗ chân lông quá bít tắc. Đây là loại vi khuẩn có sẵn trong hệ vi khuẩn của da, sẽ bùng lên nếu găp môi trường thuận lợi. Cơ chế tự bảo vệ của da sẽ bảo vệ da trước vi khuẩn, bạch cầu sẽ tiêu diệt từng vi khuẩn P.Acnes, phản ứng viêm là điều không tránh khỏi.


Phản ứng viêm sẽ dẫn tới các tình trạng mụn như mụn mủ, mụn bọc, mụn nang... gây khó khăn trong việc xử lý và điều trị mụn.

 

 

Các loại mụn trên da mặt phổ biến hiện nay


Mụn là tình trạng các khối u có kích thước khác nhau xuất hiện trên mặt, lưng, ngực...Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mụn đó là tình trạng lỗ chân lông bị bịt kín, do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể cùng các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, nắng nóng, mồ hôi, ánh nắng mặt trời….Dùng thực phẩm cay nóng, dùng rượu bia cũng có thể gây mụn.

 

1. Mụn trứng cá


Mụn trứng cá là loại mụn thường xuất hiện nhiều nhất trong các loại mụn. Ngoài vùng mặt, mụn trứng cá có thể xuất hiện ở vùng lưng, cổ, bả vai...Mụn trứng cá lúc đầu xuất hiện thường có kích thước nhỏ, sờ hơi cộm, không gây khó chịu. Tuy nhiên, sau một thời gian, mụn tăng dần kích thước, da có dấu hiệu sưng tấy, tạo thành mụn bọc có mủ ở giữa.


Sự xuất hiện mụn trứng cá do quá trình chăm sóc da không đúng cách, chưa làm sạch da sau khi ra ngoài về. Các lỗ chân lông tăng tiết chất bã nhờn, gây bít tắc trên bề mặt da, bí da gây mụn. mụn trứng cá thường xuất hiện vào giai đoạn tuổi dậy thì, người sống trong môi trường ô nhiễm(ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí), phụ nữ mang thai.

 

 

2. Mụn đầu đen


Sở dĩ gọi là mụn đầu đen vì đầu nhân mụn có màu đen. Màu đen mày là do nhân mụn trồi lên bề mặt da, tiếp xúc với không khí, bị oxi hóa nên chuyển thành đen. Đây cũng là loại mụn phổ biến sau mụn trứng cá và được coi là cấp độ đầu của mụn trứng cá. Biểu hiện của mụn đầu đen khi trồi lên bề mặt da như sau:


- Xuất hiện các lỗ nhỏ li ti, nhân hở ra bên ngoài, thấy được bởi mắt thường.

- Nhân của các khối u có màu nâu, đen, sờ thấy cộm, có thể mọc thành vùng. 

 

 

3. Mụn ẩn


Mụn ẩn là loại mụn không có nhân, nằm sâu dưới bề mặt da, tạo thành những vùng sần sùi, không gây khó chịu hay đau nhức. Thường xuất ở những vùng như trán, cằm, hai bên má. Vì mụn ẩn thường ở sâu dưới bề mặt da nên việc nặn mụn thường khó khăn hơn các loại mụn khác, nếu nặn mụn không đúng cách có thể gây ra thâm, sẹo mất thẩm mỹ. Cần nhiều thời gian hơn khi điều trị mụn ẩn dưới da.

 

 

4. Mụn cám


Mụn cám thường có kích thước khá nhỏ, tập trung ở các vùng chữ T và sống mũi. Người thức khuya, stress nhiều, phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh, người thường làm việc với máy tính như dân văn phòng, thường xuất hiện mụn cám nhiều trên bề mặt da.


Biểu hiện của mụn cám đó là dạng mụn có đầu nhỏ li ti, có màu trắng đục, không gây đau nhức. Đặc biệt, một số bệnh lý ở hệ tiêu hóa và bất thường ở cơ quan sinh sản thường biểu hiện ra bên ngoài bằng mụn cám. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý khi mụn cám xuất hiện.  

 

 

5. Mụn bọc


Mụn bọc là tình trạng mụn khá nặng, gây đau nhức, sưng tấy một vùng da. Dấu hiệu nhận biết là các khối u hình thành và lớn dần, to, đau nhức, không có nhân, bên trong chứa mủ và máu. Mụn bọc có thể gây sẹo trên da nếu không chữa trị đúng cách, nên tìm phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo trị mụn dứt điểm, tránh sẹo cho da sau này.

 

 

6. Mụn đầu đinh


Mụn đầu đinh được phân loại thành một loại bệnh lý. Mụn đầu đinh là loại bệnh lý nguy hiểm, ban đầu có kích thước nhỏ, sau đó lớn dần có thể dẫn tới bội nhiễm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. 


Mụn xuất hiện thường nóng đỏ, đau nhức. Ngoài ra có trường hợp gây sốt từ 39 - 40 độ do kế phát nhiễm trùng. Đặc biệt có thể dẫn đến nhiễm trùng, lan ra các vùng mặt nếu không được chữa trị đúng cách.

 

 

Cách trị mụn phù hợp hiệu quả


Khi vùng da có mụn, cần có những cách điều trị mụn phù hợp để làn da được khỏe, tránh các bệnh lý liên quan cũng như có được vẻ ngoài rạng ngời, tự tin.

 

- Làm sạch da nhẹ nhàng, tẩy trang da mặt mỗi tối sau một ngày dài hoạt động bên ngoài, nên rửa mặt 2 lần/1 ngày.

- Tẩy tế bào chết cho da thường xuyên.

- Cấp ẩm cho da trong quy trình chăm sóc da.

- Không sử dụng các mỹ phẩm có cồn và hương liệu, gây kích ứng cho da, khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng.

- Không nên tự ý nặn mụn.

- Vệ sinh khăn mặt, chăn, gối thường xuyên. Tránh lấy tay sờ trên mặt. 

 

 

Trên đây là cơ chế hình thành, cách phân biệt các loại mụn cũng như cách trị mụn phù hợp. Việc hiểu rõ vấn đề mà làn da đang gặp phải giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn, tránh thâm mụn không mong muốn, trả lại làn da sạch mụn, sáng mịn.

 

Theo Thúy Nga

0
Zalo
Hotline tư vấn: 1900 099 918
1900 099 918